<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN
Tác giả: HT. Thích Minh Tâm

TÍNH CÁCH CHÍNH THỐNG

 

của

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VNTN

 

Tham Luận Tại Đại Hội GHPGVNTN Kỳ VIII (*)

 

Hòa Thượng THÍCH MINH TÂM

 

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

                          Kính bạch Chủ tọa đoàn,

 

                          Kính thưa Đại hội,

 

I. Mở Đầu :

 

      Mặc dầu đã 24 năm qua, sau khi đặt sự thống trị lên toàn đất nước, đảng và chính quyền Cộng sản đã không ngừng thực hiện mọi sách lược, mọi toan tính để tiêu diệt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, như, Giáo hội vẫn tồn tại và tồn tại như một thực thể của xã hội. Trong kế hoạch triệt hạ Giáo hội, đảng, chính quyến Cộng sản và những thành phần khuynh tả đã thường xuyên phủ nhận tư cách pháp lý và vị thế của Giáo hội trong lòng lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, họ đã quên rằng cho đến nay Giáo hội vẫn còn đó, và địa vị của Giáo hội trong lòng dân tộc vẫn y nguyên không hề lay chuyển. Chính vì thế, để phục hoạt GHPGVNTN thì phải làm, cho đảng và chính quyền Cộng sản Việt Nam thức tỉnh rằng không những Giáo Hội là một hiện thực có tư cách pháp nhân không thể chối bỏ được mà Giáo hội còn là một thực thể mang huyết thống của dân tộc. Hay nói một cách khác đi là không ai có thể phủ nhận được tính cách chính thống của GHPGVNTN, chúng ta có thể đề cập đến mấy trọng điểm sau đây.

 

            II. Nội Dung :

 

            a.- Tính Chính Thống Về Mặt Pháp Lý :

 

            Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngay từ khi được thành lập là đã có đủ tư cách pháp nhân để đại diện cho toàn thể Tăng tính đồ Phật giáo Việt Nam. Giáo hội có một hệ thống tổ chức tương đối hoàn chỉnh và sâu rộng nhất trong tất cả mọi tôn giáo tại Việt Nam. Hệ thống tổ chức ấy bắt đầu từ những đơn vị cơ sở tại mỗi thôn ấp, xã phường lên đến quận, huyện, tỉnh, thành phố, và trung ương với Hội Đồng Lưỡng Viện gồm có Viện Tăng ThốngViện Hóa Đạo. Trải qua mấy thập niên hiện hữu, các thể chế chính quyền đều phải công nhận tư cách pháp lý của Giáo hội vì đó là một hiện thực tồn tại trong xã hội.

 

            Hiến chương của Giáo hội là một văn bản pháp lý mà toàn thể Tăng, Ni và Tín đồ Phật giáo Việt Nam đã phải tốn bao nhiêu hy sinh bằng máu và nước mắt để tựu thành. Cho đến nay, tinh thần của bản Hiến chương nầy vẫn còn là văn kiện chỉ nam cho mọi sinh hoạt của Giáo hội. Giáo hội còn là thành viên của các tổ chức Phật giáo thế giới từ những năm trước 1975.

 

            Nói tóm lại, GHPGVNTN là một thực thể hiện hữu có đầy đủ tư cách pháp lý. Và tư cách nầy không một chế độ chính trị nào có thể phá bỏ được. Trên thực tế, các thể chế chính quyền mặc dù muốn tiêu diệt Giáo hội vẫn không thể ra văn thư chính thức giải thể Giáo hội. Vì các chế độ chính trị thừa biết rằng: Giáo hội không phải tồn tại duy chỉ nhờ vào sự chứng nhận của các cơ chế chính quyền nhất thời, mà thật ra, Giáo hội tồn tại là do thừa truyền tư cách pháp lý 2000 năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam.

 

            b.- Tính Cách Chính Thống Về Mặt Lịch Sử :

 

            Từ những ngày đầu du nhập vào đất nước nầy, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp công đức xứng đáng trong sứ mệnh dựng nước và giữ nước. Trải qua hàng ngàn năm từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, hàng ngũ Tăng già và cư sĩ đều là trụ cột trọng yếu cho đất nước trong việc bảo vệ và phát huy tiềm lực, ý thức và văn hóa đặc thù của dân tộc. Cũng nhờ đó mà mặc dù bị đô hộ bởi thế lực lớn nhất châu Á là Trung Hoa, đất nước ta vẫn vượt thoát khỏi cuộc nô dịch toàn diện của Bắc phương để giữ vững biên cương lãnh thổ và truyền thống văn hóa bản sắc của mình.

 

            Khi cuộc đổ bộ của văn minh phương Tây lên nước ta vào thế kỷ thứ 19, vì trải qua một khúc quanh lịch sử phân hóa đất nước, đạo Phật lại bị các thế lực vô minh manh động đố kỵ, nên tiềm lực dân tộc bị suy yếu, đất nước bị rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mà hậu quả là đô hộ của thực dân Pháp ngót một trăm năm. Tuy nhiên, các tầng lớp sĩ phu vẫn kiên trì đấu tranh giành độc lập cho nước nhà mà trong đó Phật giáo Việt Nam đã là thành lũy cuối cùng để ngăn chặn là song xâm lăng bằng những cuộc vận động chấn hưng Phật giáo cả nước không ngoài mục đích mở mang dân trí, thức giác nhơn tâm, thắp sáng niềm tin mọi người vào tương lai dân tộc, và gầy dựng ý thức tự chủ độc lập cho mọi người.

 

            Công cuộc chấn hưng Phật giáo vào đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến Đại hội lịch sử hình thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, năm 1951, với sự thống hợp của sáu tập đoàn Phật giáo Trung Nam Bắc bao gồm ba tập đoàn Tăng Già và ba tập đoàn cư sĩ. Rồi cuộc vận động cho quyền bình đẳng tôn giáo, và giải thoát sự bất công xã hội của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đã dẫn đến sự thoái trào của chế độ độc tài nhà Ngô mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân : Kỷ nguyên tự chủ và thức giác.

 

            Hệ quả tất yếu của tiến trình vận động trường kỳ đó là sự ra đời của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và bản hiến chương đầu tiên của Giáo hội được đồng thanh chấp nhận bởi 11 giáo phái tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, năm 1964. Từ đây, GHPGVNTN là biểu tượng thiêng liêng và sống động cho sự kết tụ đầy ý nghĩa của truyền thống lịch sử Phật giáo thế giới : Bắc và Nam tông. Đó cũng là sự kết tụ mang ý nghĩa chiến lược thời đại của hàng ngũ tại gia và xuất gia nhắm đến mục tiêu chuyển hiện đại hóa đạo Phật vào cuộc đời, vào xã hội để thắp sáng chân lý của Phật đà, dựng dậy niềmtin của quần chúng, và xóa sạch bóng tối vô minh.

 

            Như thế, GHPGVNTN là truyền nhân chính thống của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trong tư cách truyền thừa của 2000 năm lịch sử Phật giáo nước nhà, GHPGVNTN đã thể hiện thật rõ nét các sắc thái đặc thù như sau :

 

            Thứ nhất, Giáo hội ngay từ buổi đầu khởi nguyên đã chọn cho mình một thế đứng duy nhất không hề chuyển đổi, đó là thế đứng trong lòng dân tộc. Điều nầy có nghĩa rằng Giáo hội nguyện gắn bó thủy chung với đại khối dân tộc để cùng san sẻ những thăng trầm, những vui khổ, để cùng chu vai sát cánh bên nhau hầu có thể gầy dựng sự thức giác đối với tinh thần tự chủ, và vượt thoát. Giáo hội nguyện không đứng chung hàng ngũ với bất cứ thế lực vô minh manh động nào để gây khổ đau và tan nát cho đất nước. Giáo hội nhận thức rằng với tinh thần từ bi và trí tuệ, với bản nguyện nhập thế độ sanh, người con Phật không thể thản nhiên hoặc quay lưng trước những đau thương thống khổ của đồng loại, lại càng không thể tự đồng hóa mình với các thế lực vô mình trong và ngoài nước làm điêu linh dân tộc. Đây chính là lý do tại sao suốt mấy thập niên qua, Giáo hội không ngừng bị các thế lực vô minh, các xu thế phi nhân ngoại lai đánh phá, hoặc tìm cách tiêu diệt. Pháp nạn hiện nay là một minh xác cụ thể.

 

            Thứ hai, GHPGVNTN lúc nào cũng noi gương tiền nhân và Lịch Đại Tổ Sư trong việc thể hiện linh động và dũng mãnh tinh thần Bi Trí Dũng, đức vô úy và nhân cách siêu việt của người Phật tử Việt Nam. Người con Phật phải vì lòng đại bi thương xót chúng sanh khổ não mà thực hiện hạnh tế độ, nhưng cũng phải biết vận dung trí tuệ vượt thoát để khỏi bị vướn mắc bởi vô minh phiền não, để có thể nhận chân thật rõ ràng hai nẽo chánh tà, chơn ngụy, thiên viên, từ đó nỗ lực đi theo con đường chánh viên diệu và viễn ly thế giới tà-ngụy-thiên-biên, cũng còn phải biết cách điều dụng năng lực dũng mãnh của quyết tâm để hàng phục mọi vọng tưởng, mọi điên đảo. Đó chính là thể hiện trọn vẹn tinh thần Bi Trí Dũng. Khi sống với tinh thần Bi Trí Dũng như vậy, người con Phật đang sống đúng với nhân cách sự thật của một con người không bị uy hiếp trước bạo lực, trước cường quyền, trước ma quân! Lịch sử Phật giáo Việt Nam xưa và nay đều không thiếu những gương sáng chói đó như lòng đại bi tế độ và trí tuệ bao la của Vạn Hạnh Thiền Sư, tính dũng hoạt bất khuất của Tuệ Trung Thượng Sĩ, hoặc gần với chúng ta hơn như đức vô úy tự tại của Bồ tát Thích Quảng Đức, sống với nhân cách cao vời như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, v.v… Công cuộc vận động của Giáo hội bấy lâu nay cho tự do tôn giáo, nhân quyền và các quyền làm người khác là một minh chứng rằng GHPGVNTN là biểu tượng của sự bảo vệ phẩm giá làm người giữa một xã hội đang băng hoại về đạo đức.

 

            c.- Tính Chính Thống Về Mặt Tâm Thức Dân Tộc :

 

            GHPGVNTN trên mặt hình thức tổ chức, suốt mấy thập niên qua đã lùi vào sự sinh hoạt thầm lặng, đảng và chính quyền Cộng sản không ngừng thực hiện mọi kế sách tiêu diệt. Nhưng, ngược lại, trên bình diện tâm thức của quần chúng Tăng, Ni và Phật tử thì càng ngày càng thấm nhuận sâu hơn và rộng hơn. Bởi vì :

 

            Thứ nhất, GHPGVNTN là một tổ chức hiện hữu trên đất nước Việt Nam ngót bốn thập niên với chiều sâu và rộng của hệ thống tổ chức và những đóng góp lớn lao cho dân tộc trên nhiều bình diện như tôn giáo, giáo dục, văn hóa, xã hội, tư tưởng, chính trị v.v…, hình ảnh thiêng liêng của Giáo hội không thể bị xóa mờ đi trong tâm thức quần chúng, vì nó là một thực thể xã hội thì sự hiện hữu không nhất thiết là ở trên danh nghĩa suông hay trên hình thức bề ngoài, mà sự hiện hữu đích thực là ở nơi tác dụng, nơi diệu dụng, nơi hoạt dụng của nó.

 

            Thứ hai, lập trường vì dân tộc trước sau như một của GHPGVNTN và những vận động cho tư do tôn giáo nhân quyền và dân chủ của Giáo hội trong suốt mâý thập kỷ qua đã cho quần chúng Phật tử và toàn dân thấy rằng Giáo hội là một thành phần trung kiên và bất khả phân trong đại khối dân tộc đã và đang bị trị. Chính vì thế, đối với đại khối quần chúng, Giáo hội không những là hình ảnh thật gần trong đời sống thường nhật mà còn là niềm kỳ vọng vào sự thực hiện toàn mãn tâm nguyện cho một đất nước tự do, dân chủ, biết tôn trọng quyền làm người, cho một dân tộc, sớm thức giác và vương mình lên ngang tầm thời đại.

 

            III. Kết Luận :

 

            Kính thưa Đại hội,

 

            Khi cây không dám được bám rễ sâu vào lòng đất để hút dưỡng chất mà nuôi thân, thì nó phải kết thúc sự hiện hữu của mình là điều tất yếu. Ngược lại, khi cây cứ tiếp tục tồn tại và phát triển thì điều nầy cho ta thấy rằng cây đã và đang bắt rễ sâu vào lòng đất. Cũng giống như vậy, suốt mấy thập niên qua, GHPGVNTN mặc dù bị không biết bao âm mưu phá hoại và tiêu diệt vẫn tồn tại như một thực thể trong cộng đồng dân tộc. Điều nầy cho ta thấy rằng Giáo hội đã và đang bám rễ sâu vào lòng dân tộc. Vì Giáo hội đã tiếp cận và truyền thừa chính thống dưỡng chất của đạo Phật Việt Nam.

 

            Trong ý nghĩa đó, GHPGVNTN là một Giáo hội chính thống về mặt pháp lý, về mặt lịch sử, và về mặt tâm thức dân tộc. Đảng và chính quyền Cộng sản có thể cưỡng ngôn cho rằng Giáo hội không còn tư cách pháp lý để tồn tại. Nhưng chính trong việc làm đó, tự đảng và chính quyền Cộng sản cũng đã không thể phủ nhận được rằng họ đã chưa bao giờ có văn thư chính thức giải thể hay triệt hạ Giáo hội. Cho nên, về mặt pháp lý Giáo hội vẫn còn tư cách chính thống. Tuy nhiên, có một điều mà đảng và chính quyền Cộng sản không thể nào chối bỏ được, đó là trên bình diện lịch sử và trong tâm thức dân tộc, GHPGVNTN ngự trị ở một vị thế thực sự chính thống và trọng yếu. Thực tế lịch sử trong suốt 24 năm qua đã chứng minh điều ấy. Khi mà cả một chế độ với đầy đủ sức mạnh về tiền bạc, kế sách vẫn không thể tiêu diệt được GHPGVNTN. Tại sao ?

 

            Tại vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là Giáo hội truyền thống, là Giáo hội chính thống, là Giáo hội dân lập, là tổng hợp của những tâm nguyện và lý tưởng của Tăng Ni và Phật tử Việt Nam.

 

            Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào Đại Hội.

 

*

 

*       *

 

Tri Ân

 

            Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại xin chân thành tri ân và tán thán công đức của Kỷ sư kiêm Kiến Trúc sư:

 

MR. FELIPE G. VIANZON

 

đã hết lòng lo họa đồ xây cất Tân Chánh Điện.

 

  (*) Đây là Đại Hội VIII của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tiếp tục Đại Hội VII, cách đây 24 năm, được trang trọng tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng năm 1999, tại Phật Học Viện Quốc Tế, North Hills, California, USA.

 

 

 

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
Chương Trình Sinh Hoạt Năm Nhâm Dần-2022 của Từ Đàm
Nguyễn Trường Tộ : Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất Con Người và Sự Thật
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149093
Có -642 Khách Đang Online